.

Công ty TNHH tư vấn thiết kế nội thất Phát Huy

Thứ 2 - Thứ 7 8:00-17:00
098 88 71 790 https://zalo.me/0988871790 https://www.facebook.com/noithatgophanthiet/ https://maps.app.goo.gl/rcptqnDzTpk5U7LU9
zalo
số điện thoại
.
Tin tức Gỗ MDF là gì? Đặc điểm của gỗ nhựa MDF và cách phân loại

Tin Tức

Gỗ MDF là gì? Đặc điểm của gỗ nhựa MDF và cách phân loại

Sở hữu kết cấu tiện dụng cùng mẫu mã bền đẹp, gỗ MDF được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm nội thất văn phòng, nội thất căn hộ, chung cư, nội thất cửa hàng, nhà ở, trường học, quán xá,… Tuỳ từng không gian và mục đích sử dụng, mà gỗ MDF xuất hiện với những kiểu dáng độc đáo khác nhau.

07/12/2023
91

Tìm hiểu gỗ MDF là gì?

Gỗ MDF là viết tắt của Medium Density Fiberboard, đây là loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ các thành phần chính gồm các sợi gỗ nhỏ, chất kết dính và một số chất phụ gia được ép lại ở nhiệt độ và áp suất cao, tạo thành từng tấm. Nguyên liệu bột gỗ thường được khai thác từ rừng trồng như gỗ bạch đàn, gỗ thông, bồ đề, gỗ cây keo, vv. Nhờ vậy mà giá thành của gỗ MDF tương đối rẻ so với các loại gỗ được khai thác trong rừng tự nhiên.

Tỷ trọng của gỗ MDF

Tỷ trọng của gỗ mdf là yếu tố thể hiện mật độ của thành phần sợi gỗ có trong tấm ván, tỷ trọng càng cao cho biết khả năng chịu lực và độ chống ẩm càng cao (tốt). Thông thường, tỉ trọng của ván mdf ở mức từ 520 - 850kg/m3, thấp hơn ván HDF và cao hơn các loại gỗ ván dăm.

Đặc điểm của gỗ MDF

Giành ngôi vương trong danh sách những dòng gỗ sử dụng nhiều nhất trong ngành nội thất, vật liệu xây dựng. Gỗ MDF có giá thành tương đối cạnh tranh. Đặc biệt, với sự phát triển của máy móc công nghệ hiện đại, các nhà sản xuất đã có thể kiểm soát  được độ ẩm trong gỗ giúp tăng độ bền và chống lại sự tác động của mối mọt vô cùng hiệu. Đồng thời, các sản phẩm chế biến từ gỗ này cũng trở nên đa dạng hơn.

Thành phần chính của gỗ MDF gồm bột gỗ, chất kết dính và một vài thành phần khác như parafin, chất làm cứng…

Trong đó:

Bột gỗ trong thành phần gỗ ép MDF chủ yếu được chế biến từ những loại gỗ mềm chiếm 75% gồm: bã mía, phế liệu gỗ, mùn cưa hoặc hỗn hợp dăm gỗ cứng và dăm gỗ mềm…

Lưu ý: Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích của nhà sản xuất mà một vài thành phần gỗ cứng có thể được thêm vào để chiếm được loại gỗ mong muốn.

11 – 14% keo Urea Formaldehyde (UF), 6 – 10% nước và dưới 1% thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…).

Đối với môi trường có độ ẩm cao, nhựa Melamine hoặc nhựa Phenolic & Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate (PMDI) được thêm vào keo để phát sinh vật liệu MDF chống ẩm.

Với thành phần cấu tạo trên, gỗ MDF có được những ưu điểm và nhược điểm sau:

 

Ưu điểm gỗ MDF:

Hình dạng luôn ổn định, không bị cong vênh, mối mọt

Kết hợp với nhiều loại bề mặt melamine, laminate, veneer, acrylic, vinyl…. giúp tăng tính thẩm mỹ và có thể ứng dụng đa dạng.

An toàn với môi trường và người dùng

Có khả năng chống ẩm, có thể dùng cho những dự án ngoài trời hay môi trường nhiều ẩm như bếp, nhà vệ sinh…

Bề mặt phẳng, dễ thi công, khả năng bám vít tốt

Giá thành thấp hơn gỗ tự nhiên

Thi công dễ dàng, nhanh chóng

Nhược điểm của gỗ MDF

Mức độ chịu nước kém

Không thể trạm trổ như gỗ tự nhiên

Nếu làm những đồ vật có độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại

Từ những ưu và nhược điểm của gỗ MDF trên đây, bạn có thể dựa vào đó để lựa chọn cho hạng mục nội thất của mình.

Ván gỗ MDF có mấy loại?

Thị trường hiện có 2 loại gỗ MDF khác nhau gồm: ván gỗ công nghiệp MDF thường và ván gỗ MDF chống ẩm.

Tìm hiểu về gỗ MDF thường

Gỗ mdf loại thường có khả năng chống ẩm, móc kém, dễ bị nứt vỡ khi nhiệt độ tăng quá cao nên, ván gỗ mdf loại thường chỉ thích hợp sử dụng trong các khu vực khô ráo, thoáng mát như phòng ngủ, phòng khách, văn phòng công ty, vv.

Tấm MDF lỗi xanh chống ẩm

Loại gỗ này có giá cao hơn so với gỗ thông thường vì chúng được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất. Với những nơi có khả năng chịu ẩm tốt như: nội thất ngoài trời, vách ngăn nhà vệ sinh, nhà tắm, nội thất nhà bếp cũng có thể sử dụng gỗ MDF chống ẩm này.

Tin tức khác